Theo Th.s. Đỗ Thành Tích, chống thấm là lĩnh vực rất đặc biệt trong xây dựng.
Tại thị trường VN hầu như có mặt đầy đủ các thương hiệu chống thấm từ các nước tiên tiến như Mỹ, Đức, Anh, Thụy sĩ, Úc,… cho đến các nước trong khu vực: Malaixa, Thái Lan, Indonesia,… và sản phẩm nào cũng được giới thiệu là tuyệt vời, tuyệt hảo, triệt để, toàn diện, công nghệ mới, và cả chống thấm thông minh nữa… nhưng thấm vẫn cứ thấm, từ công trình dân dụng đến những công trình cao cấp, công trình trọng điểm.
Thật ra, tình trạng thấm tại các công trình nhiều hơn chúng ta nghĩ do thiếu thông tin. Vậy phải chăng có điều gì đó chưa ổn trong việc chọn lựa một sản phẩm chống thấm?
Các tư liệu tại hội thảo cho thấy một công trình khi đã đưa vào sử dụng mà bị thấm thì việc xử lý trở nên phức tạp và tốn kém hơn rất nhiều so với ban đầu.
Ông Tích minh chứng vật liệu chống thấm không có trong cuốn TCVN-2012 |
Theo ông Tích, điều chưa ổn xuất phát từ việc vật liệu chống thấm không có tiêu chuẩn chất lượng (TCCL)chung và chống thấm cũng không được giảng dạy chính quy tại các trường Đại học chuyên ngành, do đó không ít người tiêu dùng nhận định chống thấm theo cảm tính.
Ông dẫn chứng một vài ví dụ: Khi một công trình sử dụng sản phẩm ngoại bị thấm chúng ta thường cho rằng do lỗi thi công không đúng cách chứ sản phẩm ngoại là phải tốt?, nhưng các công trình lớn thường được các đội chống thấm chuyên nghiệp đại diện cho nhà sản xuất thực hiện và có khi chính họ làm đi làm lại nhiều lần vẫn chưa ổn, thì đổ lỗi thi công không đúng kỹ thuật là khó thuyết phục. Hoặc là khi một sản phẩm chống thấm nào đó có tài liệu kỹ thuật hoành tráng và được giới thiệu là đã sử dụng cho hàng loạt các công trình quy mô lớn ta vội choáng ngợp và tin tưởng
Thật ra đây cũng là nhận định cảm tính, do các tiêu chuẩn kỹ thuật trong các tài liệu chống thấm chỉ là Tiêu chuẩn cơ sở của nhà sản xuất vì chống thấm chưa có TCCL chung. Hơn nữa, một sản phẩm chống thấm được sử dụng cho hàng loạt các công trình lớn cũng đáng được quan tâm, nhưng hiệu quả chống thấm tại các công trình này sau 5, 10,… năm như thế nào mới là dấu hiệu quyết định vì hàng loạt các công trình lớn vẫn bị thấm!
Rất tiếc, nhiều người tiêu dùng chưa quan tâm đến điều này.
Cuối cùng ông Tích kết luận: Trong bối cảnh vật liệu chống thấm chưa có TCCL thì hãy dựa vào những đánh giá, nhận xét từ những người đã sử dụng sản phẩm chống thấm nào đó qua nhiều năm, đặc biệt là từ những người đáng tin cậy, những chuyên gia uy tín.
Qua hội thảo, quý vị đại biểu, sinh viên cũng được biết đến Intoc là sản phẩm sáng tạo, với công nghệ Việt 100% có những tính năng độc đáo, cạnh tranh tốt với sản phẩm ngoại và được chọn sử dụng cho nhiều công trình lớn như: Khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai - Myanmar, cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc, mở rộng khu nội địa sân bay Tân Sơn Nhất, KS REX- Q1,… Và đặc biệt được đông đảo khách hàng uy tín có thư khen, xác nhận suốt 15 năm qua không hề xảy ra sự cố thấm.
Sinh viên Khoa Kỹ thuật XD nêu thắc mắc xoay quanh đề tài chống thấm. |
Trong phần thảo luận, rất nhiều cánh tay đưa lên với những câu hỏi hay, thực tế đã làm cho không khí hội trường trở nên sôi nổi, nhưng rất tiếc vì thời gian có hạn nên một số vấn đề phải hẹn giải đáp sau.
Cũng nhân dịp này Công ty Intoc đã trao 10 suất học bổng - mỗi suất 2 triệu đồng cho các sinh viên của khoa có hoàn cảnh khó khăn và thành tích học tập tốt.
TS. Nguyễn Minh Tâm và Ông Đỗ Thành Tích tại lễ trao học bổng. |
Buổi hội thảo đã đem lại nhiều điều bổ ích cho mọi người và đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa Khoa Kỹ thuật xây dựng nhà trường và Công ty Intoc trong lĩnh vực chống thấm trong thời gian tới.